Nơi gấu Bắc Cực hồi sinh cả thị trấn
Canada – Thị trấn Churchill, ở phía bắc Manitoba, từng đối mặt với thời kỳ suy tàn nhưng đã đông vui trở lại nhờ gấu Bắc Cực kéo khách du lịch đến.
Thị trấn cảng Churchill bắt đầu vào mùa gấu Bắc cực. Các sĩ quan bảo tồn như Ian Van Nest (ảnh) có nhiệm vụ bảo vệ du khách khỏi những con gấu đói và đôi khi trở nên hung dữ. Công việc có phần khó khăn hơn vì biến đổi khí hậu làm thu hẹp băng biển Bắc Cực, khiến gấu phải vào đất liền tìm mồi thường xuyên hơn.
Gặp một nhóm khách du lịch đang đứng gần xe van, Van Nest yêu cầu họ đảm bảo an toàn khi quan sát gấu Bắc Cực. Ông nhắc nhở cần có người giám sát gấu đi cùng, mang theo vũ khí như súng ngắn hoặc đạn dọa để phòng trường hợp nguy hiểm.
Theo Tổ chức bảo tồn gấu Bắc Cực Polar Bears International, những con gấu giờ chấp nhận rủi ro để đến gần khu vực sống của con người hơn. Khu vực vịnh Tây Hudson, Churchill, ghi nhận có khoảng 600 con gấu – bằng 50% so với 40 năm trước nhưng tỷ lệ gấu và người dân vẫn gần như 1:1.
Người dân Churchill chấp nhận sống cùng gấu Bắc cực và thậm chí còn yêu thích chúng vì hút khách tới đây. Làn sóng du khách đổ đến đã cứu thị trấn khỏi tình trạng suy tàn sau khi một căn cứ quân sự đóng cửa vào những năm 1970, khiến dân số giảm từ vài nghìn xuống còn khoảng 870.
Một nghiên cứu của chính phủ Canada năm 2011 tính toán trung bình một du khách đến xem gấu Bắc Cực chi khoảng 5.000 USD mỗi chuyến, mang lại doanh thu 7 triệu USD mỗi năm cho thị trấn. Dù cơ sở hạ tầng chỉ toàn đường đất, không có đèn giao thông, Churchill vẫn có những nhà hàng sang trọng và hơn 20 điểm lưu trú cho du khách.
Trong hình là một người đàn ông đi dọc vịnh Hudson trong khi ngắm gấu Bắc Cực.
Cuộc sống bên gấu Bắc Cực cũng tồn tại rủi ro. Hơn 10 năm trước, một con gấu đã tấn công hai người trong hẻm vào đêm Halloween trước khi bị người khác dọa bỏ chạy.
Lễ Halloween là thời điểm lũ gấu đói nhất. Thị trấn thường cử hàng chục tình nguyện viên trên phố để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách. Những con gấu gây nguy hiểm sẽ bị đưa vào “nhà tù gấu Bắc cực” gồm 28 phòng giam làm từ bêtông, thép trước khi được trả về tự nhiên. Dù nhà tù không quá đông, sĩ quan Van Nest vẫn thấy ồn ào vì tiếng gầm gừ và đập phá bên trong.
Erin Greene (ảnh) cũng có trải nghiệm tương tự và nói đó là điều đáng sợ nhất. Cô cùng một người đàn ông 72 tuổi khác đã chống trả con gấu bằng xẻng và may mắn sống sót. Erin nói chấn thương tâm lý đã được chữa lành nhờ những con vật khác trên đảo trong quá trình cô điều hành tour du lịch như cá voi trắng, chó kéo xe.
Trong hình là đoàn khách tham quan “nhà tù gấu Bắc cực” hồi tháng 8.
Người dân ở Churchill tự hào với gấu Bắc Cực nhưng cũng sợ hãi chúng. Họ thường nói với khách du lịch lũ gấu là khủng long của Bắc Cực vì chúng có thể ăn thịt bất kỳ ai.
Một phần hệ thống bẫy gấu Bắc Cực ở thị trấn.
Một con gấu Bắc Cực xuất hiện ở mỏm đá gần Churchill, Manitoba, hồi tháng 8.
Thực tế, điểm phóng tên lửa của căn cứ quân sự dường như đã xua đuổi gấu. Tuy nhiên, khi cơ sở đóng cửa vào những năm 1970, gấu đã quay lại. Điều này khiến thị trấn Churchill phải đưa ra chương trình cảnh báo gấu Bắc Cực để bảo vệ cư dân.
Còi cảnh báo giới nghiêm vang lên vào 22h để báo mọi người về nhà tránh gấu. Trong một số sự kiện đặc biệt như đêm lửa trại, mọi người sẽ không ra về dù có còi. Một sĩ quan trang bị súng ngắn được điều động tới khu vực sự kiện để tuần tra. Thông thường, mọi người hy vọng có thể đuổi chúng đi bằng những phát súng cảnh cáo hoặc bình xịt cay chứ không cần giết.
Tượng gấu Bắc Cực được dựng ven đường trong thị trấn, như một biểu tượng quảng bá du lịch của Churchill.
Georgina Berg, người địa phương, nhớ về cuộc sống những năm 1970 và cho biết người dân tộc bản địa có phản ứng khác khi thấy gấu. Bà kể cha mình thấy con gấu đang lục lọi thùng rác nhưng chỉ đi ngang qua. Cha Berg dặn nếu con người không quấy rầy chúng, lũ gấu sẽ làm điều tương tự.
Nhiều năm sau, cha cô mất và mẹ cô đã rất sợ hãi khi thấy con gấu tới gần. Cô nhớ tiếng hét vang khắp nơi, mọi người chạy vào nhà và im lặng tới khi con gấu rời đi.
Với van Nest, khách du lịch có thể quan sát gấu Bắc Cực ở khoảng cách an toàn, khoảng 300 m. Khi đó, con gấu có thể làm mọi thứ theo bản năng tự nhiên mà không bị quấy rầy.
Trong hình là một góc vịnh Hudson.
Nguồn: Sưu tầm
Không có nhận xét nào