Đảo Okinoshima ở Nhật Bản cấm phụ nữ, khách không được cầm đi dù 1 cọng cỏ
Duy trì một trong những truyền thống kỳ lạ nhất trên thế giới, đảo Okinoshima đầy bí ẩn ở Nhật Bản gắn liền với các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết. Đặc biệt, nơi đây chỉ có đàn ông sinh sống, nghiêm cấm phụ nữ, dù thờ nữ thần biển.
Đảo Okinoshima, nằm ngoài khơi thành phố Munakata, tỉnh Fukuoka, được gia tộc Munataka địa phương sùng kính.
Hòn đảo có vị trí rất xa xôi, cách bờ biển Kyushu 60km, với cảnh quan là vách đá dựng đứng, rừng nguyên sinh, và hầu như không có cơ sở hạ tầng ngoại nào, trừ một bến cảng.
Được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới, hòn đảo này trải rộng trên tổng diện tích 700m2. Từ thế kỷ IV đến thế kỷ thứ IX, nơi đây được cho là trung tâm thương mại giữa các đảo Triều Tiên và Trung Quốc.
Cả hòn đảo được tôn thờ như một vị thần Shinto - một tín ngưỡng tôn giáo cổ xưa của Nhật Bản, được gọi là Thần Đạo.
Tín ngưỡng Thần Đạo cho rằng máu là thứ không tinh khiết, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ làm ô uế hòn đảo. Đây là một giả thuyết giải thích lý do phụ nữ không được phép đến đây.
Chỉ có 200 người đàn ông được phép lên đảo một lần mỗi năm. Trước khi tới, họ phải khỏa thân tắm biển, hành động được cho là sẽ giúp thanh lọc tâm hồn.
Tương truyền rằng có một truyền thuyết thú vị đằng sau hòn đảo này. Đảo Okinoshima được nhắc đến trong Kojiki và Nihon Shoki, hai văn bản lịch sử lâu đời nhất của Nhật Bản.
Theo Kojiki, Nữ thần Mặt trời Amaterasu đã tạo hình ba cô con gái từ một thanh kiếm và gửi họ đến Nhật Bản, nơi bộ tộc Munakata thờ kính họ.
Không ai được lấy đi bất cứ thứ gì khỏi hòn đảo, ngay cả một cọng cỏ. Trong chuyến thăm, không ai được bàn tán về bất cứ điều gì họ nhìn thấy hoặc nghe thấy. Tu sĩ, nhà nghiên cứu, quân nhân và nhà báo là những người đàn ông duy nhất được phép lên đảo.
Không có nhận xét nào