Khám phá kim tự tháp bị lãng quên tại Sudan
Nằm cách khoảng 200 km về phía đông bắc của thủ đô Khartoum của Sudan, trong một thung lũng được gọi là Nubia, là phần còn lại của ba vương quốc Kushite cổ đại. Tại đây, người ta có thể tìm thấy một quần thể lớn của các Kim tự tháp cổ đại từng được xây dựng.
Mặc dù ít nổi tiếng hơn các Kim tự tháp ở Giza và có kích thước nhỏ hơn so với các kim tự tháp Ai Cập, các kim tự tháp Nubian cũng không kém phần nổi bật. Những kim tự tháp này được xây dựng cách đây khoảng 2.500 năm, rất lâu sau khi người Ai Cập ngừng chôn cất Pharaon của họ trong những ngôi mộ đồ sộ, một tập tục khiến họ gần như "kiệt quệ" về tài chính. Tuy nhiên, các vị vua Nubian rõ ràng đã bị mê hoặc bởi những cấu trúc khổng lồ này và cố gắng bắt chước chúng.
Kim tự tháp bị lãng quên tại Sudan
Vương quốc Kush hưng thịnh trong 900 trăm năm từ khoảng năm 800 trước Công nguyên đến năm 280 sau Công nguyên. Họ nắm giữ quyền lực trên một khu vực rộng lớn bao phủ phần lớn Đồng bằng sông Nile và xa về phía nam như Khartoum. Meroe từng là thủ đô trong giai đoạn cuối cùng của đế chế.
Tại đây, thủ đô của họ, người Nubian đã xây dựng khoảng 80 kim tự tháp thu nhỏ trên lăng mộ của các vị vua và hoàng hậu của vương quốc Kushite. Chúng có chiều cao lên tới 30 mét và mọc lên từ một cái móng nhỏ, tạo cho các cạnh của kim tự tháp những góc rất dốc. Một trong những kim tự tháp lớn nhất được xây dựng cho những người cai trị Kush là dành cho Nữ hoàng Shanakdakheto (170-150 TCN). Các mặt của kim tự tháp được trang trí bằng các yếu tố trang trí từ các nền văn hóa của Pharaon Ai Cập, Hy Lạp và La Mã.
Tổng cộng, những người cai trị Kush đã xây dựng hơn 250 kim tự tháp, nhiều hơn gấp đôi số lượng kim tự tháp trên toàn bộ Ai Cập. Chúng phân bố ở một vùng nhỏ trên sa mạc Sudan.
Một quần thể lớn của các Kim tự tháp cổ đại từng được xây dựng tại Sudan. (Ảnh: IT).
Giống như người Ai Cập cổ đại, các vị vua Nubian được ướp xác và mai táng, phủ đầy đồ trang sức, trong quan tài gỗ trước khi chôn cất. Gần như tất cả các kim tự tháp đã bị cướp bóc từ lâu. Vào thời điểm các nhà khảo cổ học khám phá vào thế kỷ 19 và 20, một số kim tự tháp đã được tìm thấy có chứa phần còn lại của cung tên, bao đựng tên, nhẫn đeo ngón tay cái của cung thủ, dây nịt ngựa, hộp gỗ, đồ nội thất, đồ gốm, thủy tinh màu, bình kim loại và nhiều đồ tạo tác khác chứng thực sự giao thương rộng rãi của người Meroitic với Ai Cập và thế giới Hy Lạp.
Ngày nay, Meroe là địa điểm khảo cổ lớn nhất ở Sudan và là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính ở Sudan. Tuy nhiên, đất nước bị tàn phá bởi nội chiến này hiện chỉ đón khoảng 15.000 khách du lịch mỗi năm.
Không có nhận xét nào